E-book gây 'chiến tranh' trong giới xuất bản

Thứ bảy - 24/07/2010 22:35 1.470 0

Các thiết bị đọc sách như Kindle sẽ dần dà thay thế sách, báo in trên giấy? Ảnh: computerusa.

Các thiết bị đọc sách như Kindle sẽ dần dà thay thế sách, báo in trên giấy? Ảnh: computerusa.
Cùng với sự lớn mạnh của sách điện tử, giới làm sách dự đoán, cuộc tranh giành quyền lợi giữa nhà xuất bản và các đại diện văn học sẽ trở thành vấn đề nóng bỏng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.

Andrew "The Jackal" Wylie, một đại diện văn học uy thế và quyền lực bậc nhất trong giới xuất bản Mỹ, hôm 23/7 thông báo, anh sẽ hợp tác với Odyssey Editions, chuyển các đầu sách kinh điển như LolitaMidnight's Children thành dạng e-books.

Theo The Age, tuyên bố này lập tức vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các nhà xuất bản, trong đó có tập đoàn lớn Random House. Giới làm sách truyền thống đặt câu hỏi về tính hợp pháp trong hành động của Wylie. Stuart Applebaum, người phát ngôn của Random House cho biết: "Tôi qua, chúng tôi đã gửi thư tới các bên liên quan, yêu cầu họ xuất trình quyền hợp pháp đối với việc xuất bản các đầu sách này dưới dạng e-book".

Còn Tom Holland - chủ tịch một Hội nhà văn - còn dự báo: "Sự việc này sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến trong làng xuất bản".

Wylie được đặt biệt danh "The Jackal" (Chó săn) sau khi ông thành công trong việc giành quyền đại diện cho một loạt nhà văn lớn như Martin Amis, Salman Rushdie và Philip Roth. Không đạt được thỏa thuận với các nhà xuất bản về phân chia lợi nhuận từ việc số hóa những đầu sách của các tác giả do ông làm người đại diện, Wylie đã quyết định gạt nhà xuất bản sang một bên để thẳng tiến với kế hoạch của mình.

Odyssey Editions, đối tác của hãng cung cấp công cụ đọc sách điện tử Kindle của Amazon, sẽ ra mắt phiên bản điện tử các đầu sách do Wylie làm người đại diện. Trong số 20 tên sách đã được Odyssey ra mắt, có những tác phẩm nổi tiếng của những nhà văn như Vladimir Nabokov, Evelyn Waugh, Philip Roth và John Updike. Mỗi ấn bản điện tử của các e-book này có giá khoảng 10 USD (hơn 180 nghìn đồng).

Hồi tháng 4, Wylie từng lên tiếng quảng bá cho hình thức đọc sách e-book: "Tôi có một chiếc Kindle. Tôi bỏ nó và túi áo, và mỗi ngày tôi đều có thể đọc sách khoảng 1 tiếng rưỡi".

Tom Holland cho rằng, hành động này là "một tín hiệu tốt với các nhà văn thành danh", nhưng ông cũng cảnh báo nguy cơ làm nảy sinh các cuộc xung đột giữa các nhà làm sách.

Giới làm xuất bản truyền thống đang nỗ lực một cách dường như tuyệt vọng để chống lại xu hướng e-book hóa các đầu sách. Họ lo sợ, internet sẽ dần dà chiếm giữ vị trí thống lĩnh, dồn sách truyền thống vào chỗ chết.

Đây không phải là nỗi lo vô cớ. Tiến sĩ Bill Bell thuộc Đại học Edinburgh (Anh) cũng cho rằng, hình thức xuất bản sách truyền thống đang phải hứng chịu một cơn "địa chấn".

Và dù không muốn, giới xuất bản cũng không thể quay lưng với e-book, bởi các công cụ điện tử cung cấp cho người đọc những hình thức thưởng thức sách vở tiện lợi và đa dạng hơn.

Bell nói thêm: "Thế hệ người già có thể than phiền về sự chú ý quá mức đến các công cụ mới này. Nhưng giới trẻ chắc chắn rất quan tâm đến các thiết bị, công nghệ mới".

Tác giả: Hà Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây