Phóng vệ tinh theo dõi thiên thạch

Thứ hai - 25/02/2013 22:09 775 0
Ấn Độ vừa phóng tên lửa đưa 7 vệ tinh lên vũ trụ, trong đó có một vệ tinh của Canada có khả năng dò tìm thiên thạch tiến về phía Trái Đất.
Ảnh:
Vệ tinh NEOSSat. Đồ họa: neossat.ca

Tên lửa đẩy PSLV của Ấn Độ hôm qua được phóng đi từ Trung tâm phóng tên lửa Sriharikota, nằm trên một hòn đảo ngoài khơi bờ biển bang Andhra Pradesh, miền nam nước này.

PSLV mang theo 7 vệ tinh, trong đó có NEOSSat, vệ tinh do cơ quan vũ trụ Canada thiết kế nhằm quét những thiên thạch lớn có khả năng tiến gần đến Trái Đất. Với kích thước bằng một chiếc vali, vệ tinh NEOSSat quay một vòng quanh Trái Đất mỗi 100 phút.

Nó không thể định vị được những tảng đá nhỏ trong vũ trụ như thiên thạch 2012 DA14, vật thể có kích thước 40 m từng bay sát Trái Đất ngày 15/2, nhưng các nhà khoa học sẽ sử dụng nó để dò tìm các loại thiên thạch cách địa cầu ít nhất 50 triệu km, theo Space.com. Với trị giá 25 triệu USD, đây là vệ tinh đầu tiên được thiết kế riêng nhằm tìm những thiên thạch lớn và giám sát rác vũ trụ trong hệ mặt trời.

Vụ phóng vệ tinh diễn ra không lâu sau vụ nổ thiên thạch tại Nga hôm 15/2, làm hơn 1.000 người bị thương. Vụ nổ là minh chứng cho lý luận của một số nhà khoa học trong nhiều năm nay, cho rằng nhân loại cần phát triển công nghệ chống thiên thạch tốt hơn. Theo New York Times, một nhóm doanh nghiệp trẻ ở thung lũng Silicon đang đầu tư hàng triệu USD vào việc nghiên cứu công nghệ chống thiên thạch, điều từng được cho là kỳ quặc.

Tác giả: Trọng Giáp

Nguồn tin: VnExpress

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây