Thơ Trẻ :: Không gian thơ

https://www.thotre.com


Lưu lạc trong lãng quên

Tiểu thuyết của những cây viết trẻ ra đời “nhỏ giọt” giữa dòng chảy trầm của văn học

Tiểu thuyết của những cây viết trẻ ra đời “nhỏ giọt” giữa dòng chảy trầm của văn học

Văn học nói chung đã trầm lắng thì tiểu thuyết nói riêng lại càng im ắng hơn khi càng lúc văn đàn càng hiếm những tác phẩm tạo dấu ấn đặc biệt. Tiểu thuyết thời hiện đại đã không thể nào làm nên những thành quả lớn lao như các thế hệ nhà văn trước đã làm.

Tại phiên họp mới đây, chuẩn bị cho Đại hội Nhà văn Việt Nam lần VIII sắp diễn ra, ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - đánh giá cao sự đóng góp cho văn học những năm qua của các nhà văn trong việc cho ra đời nhiều tác phẩm ở thể loại tiểu thuyết. Nhưng nhìn từ thực tế trong năm qua, chỉ lác đác vài tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của dư luận, còn lại gần như chỉ “lưu lạc trong sự lãng quên” khi các tác phẩm ra đời đều mất hút.

Tìm đâu ra tác phẩm đặc sắc, có tầm?

Thống kê của Hội Nhà văn Việt Nam về số lượng tác phẩm làm nên cái gọi là “mùa bội thu” tiểu thuyết trong năm đã khiến không ít người bất ngờ bởi sự thật chỉ một vài tác phẩm tạo dấu ấn nhỏ giọt trong bè trầm của văn học. Thậm chí có ý kiến cho rằng trong suốt thời gian 5 năm trở lại đây, văn học thiếu hẳn những tác phẩm thật sự đáng giá, xứng tầm thời đại.

Thống kê của Hội Nhà văn Việt Nam về số lượng tác phẩm làm nên cái gọi là “mùa bội thu” tiểu thuyết trong năm đã khiến không ít người bất ngờ bởi sự thật chỉ một vài tác phẩm tạo dấu ấn nhỏ giọt trong bè trầm của văn học. Thậm chí có ý kiến cho rằng trong suốt thời gian 5 năm trở lại đây, văn học thiếu hẳn những tác phẩm thật sự đáng giá, xứng tầm thời đại.

Văn học đang có vẻ như chững lại trước sự sôi động của cuộc sống hiện đại. Nếu như các nhà văn thế hệ trước đã tạo nên những dấu son chói lọi cho văn đàn bằng những tác phẩm có sức sống mạnh mẽ thì trong những năm gần đây, thật khó tìm được những hạt ngọc văn chương như: Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường; Sóng ở đáy sông, Thời xa vắng của Lê Lựu; Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; Gió từ miền cát của Nguyễn Quang Thiều; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai...

Một nhà văn miền Trung nhận định: “Văn học vẫn có nhiều tác phẩm dài hơi nhưng nỗ lực này chưa đủ góp phần làm nên một diện mạo văn học Việt trong thời đại mới”. Nhà văn Dương Hướng ngậm ngùi: “Tiểu thuyết bao giờ cũng mang trọng trách anh cả của văn xuôi. Trong tình trạng hiện nay, tôi chưa kỳ vọng nhiều về việc tìm ra những cuốn tiểu thuyết có thể gọi là đặc sắc, có tầm”.

Tác giả của Đất nước đứng lên – nhà văn Nguyên Ngọc - cũng không giấu nỗi âu lo: “Nền văn học hiện nay có vẻ như đang trong trạng thái uể oải, không có nhiều tác phẩm thể hiện tư tưởng lớn mà đang sa vào những cái tầm thường vụn vặt, có vẻ như nhà văn cũng đang mòn dần với chính mình. Với văn chương, số lượng không làm nên chuyện”.

Nhân vật trong ngõ hẹp

Tiểu thuyết vẫn được ra đời và ít nhiều tạo được những dấu ấn riêng cho từng tác giả nhưng dường như văn học vẫn thiếu những tác phẩm có thể tạo một “cú hích” đặc biệt, thật sự làm rung động văn đàn. Nhiều tác phẩm ra đời gần đây dù đề tài được khai thác như thế nào thì nhân vật cũng mang mẫu số chung là cô đơn, ám ảnh, lạc loài và đôi khi tình dục như là một phương tiện để giải tỏa những khắc nghiệt trong cảm xúc sống. Điều đó góp phần làm cho nhân vật văn học đang vào vòng luẩn quẩn.

Tiểu thuyết vẫn được ra đời và ít nhiều tạo được những dấu ấn riêng cho từng tác giả nhưng dường như văn học vẫn thiếu những tác phẩm có thể tạo một “cú hích” đặc biệt, thật sự làm rung động văn đàn. Nhiều tác phẩm ra đời gần đây dù đề tài được khai thác như thế nào thì nhân vật cũng mang mẫu số chung là cô đơn, ám ảnh, lạc loài và đôi khi tình dục như là một phương tiện để giải tỏa những khắc nghiệt trong cảm xúc sống. Điều đó góp phần làm cho nhân vật văn học đang vào vòng luẩn quẩn.

Hai tác phẩm vào chung khảo cuộc thi sách Bách Việt 2010: Vắng mặt của Đỗ Phấn và Thể xác lưu lạc của Tiến Đạt thể hiện rõ nhất điều này. Tình dục như là tâm điểm được tập trung để khai thác nội tâm. Nhân vật trong Thế giới xô lệch của nhà văn Bích Ngân cũng hoang hoải trước sự bất lực của số phận mình; Bờ xám của Vũ Đình Giang cũng là một khát vọng vượt qua nỗi cô đơn bằng những gắn kết thể xác; Cao bay xa chạy của nhà văn trẻ Nguyễn Văn Học vừa mới phát hành cũng không nằm ngoài đề tài này... Tựu trung lại, nhân vật vẫn loay hoay trong những xúc cảm của nhu cầu tình dục.

Sự lạc loài của con người trong cảm xúc giằng xé trước cuộc sống đầy bất an cũng được chọn khai thác nhiều, như những nhân vật trong Giữa dòng chảy lạc, Giữa vòng vây trần gian của Nguyễn Danh Lam; The Joker, Mắt bão của Phan Hồn Nhiên; Nháp, Phiên bản của Nguyễn Đình Tú; Sự trở lại của vết xước của Trần Nhã Thụy...

Nhà văn trẻ Nguyễn Văn Học cũng nói rằng: “Chính những điểm yếu, khiếm khuyết của con người đã sinh ra những bi kịch trong cuộc sống hiện đại”. Tất nhiên, mỗi một tác phẩm đều tạo được dấu ấn riêng cho mình, nhưng vì sự tập trung tư tưởng về một mối nên khiến cho độc giả có cảm giác nhân vật luẩn quẩn, thiếu sự bung phá vượt ra khỏi cánh cửa hẹp của cảm xúc đưa tác phẩm có thể chạm đến những điều lớn lao hơn.

Một số tác phẩm của các nhà văn thế hệ trước như Dưới chín tầng trời của Dương Hướng, Sống khó hơn là chết của Trung Trung Đỉnh, Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn, Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng...  ra đời nhưng cũng không thể tạo được một sức bật mạnh mẽ như các tác phẩm vang danh một thời của các nhà văn này. Ngay cả tác giả Tướng về hưu - nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - cũng thất bại hoàn toàn với cuốn sách được cho là “mì ăn liền” Gạ tình lấy điểm. Có vẻ như những tinh túy trong họ đã được chắt lọc cho những tác phẩm trước đây, bây giờ chỉ còn lại những mảng “ký ức vụn” xâu chuỗi lại, nên cũng không làm bật lên được hiện thực xã hội. Ngay cả đề tài chiến tranh cũng chưa sâu mà gần như các “nhà văn lớn” chỉ tập trung nhiều vào mảng hồi ức với cách viết cũ theo kiểu văn phong tự sự, không còn đủ sức hấp dẫn độc giả hiện nay.

 

Quảng bá có làm nên chuyện?

Có nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại ngày nay, một tác phẩm văn học muốn được nhiều người biết đến phải nhờ đến phương tiện truyền thông.

Quảng bá sách quan trọng nhưng không phải là điều cốt lõi làm nên sức lan tỏa cho tác phẩm. Nhà văn Lê Văn Thảo nói rằng thời của ông không hề có khái niệm “PR” (public relation - quan hệ công chúng) cho văn học. Sách hay được truyền tai, truyền miệng rồi được người trong nghề đánh giá, phê bình và trở thành hiện tượng. Tác phẩm có giá trị tự nó có sức sống bền vững. Nói như thế để thấy rằng cách “quảng cáo” tốt nhất cho văn học chỉ có thể là giá trị tự thân của tác phẩm mà thôi. 

Tác giả: Tiểu Quyên

Nguồn tin: NLĐ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây