Đến thời nghịch lý: sách thật 'bèo' hơn sách giả

Thứ hai - 17/05/2010 18:01 2.880 0

Sách giả ngắn và nhạt màu hơn sách thật.

Sách giả ngắn và nhạt màu hơn sách thật.
Đã qua thời sách lậu có giá bìa rẻ hơn sách gốc để bán càng nhiều càng tốt, nay giá của sách giả còn đắt hơn cả sách thật.

Một loạt tựa sách bán chạy của công ty sách Thái Hà (Thái Hà Books) như Nghe bố này, con gái!, Sống như Tiểu Cường, Người nam châm vừa được phát hiện bị làm lậu tại thị trường Hà Nội.

Những đầu sách lậu này không có tem chống giả, thiếu tay gấp bìa hoặc ngắn hơn sách thật, giấy bìa và ruột mỏng, chữ nhòe. Riêng tựa Sống như Tiểu Cường in sai tên đơn vị làm sách, tuy nhiên, những tựa còn lại được trình bày bìa, in màu rất giống sách gốc, khó nhận ra nếu không đặt cạnh sách thật.

Điều đáng nói, giá bìa của những đầu sách lậu này cao hơn sách thật. Cuốn Sống như Tiểu Cường có giá 69.000 đồng, sách lậu đẩy lên 85.000 đồng, cuốn Nghe bố này, con gái! (31.000 đồng) có "giá mới" là 40.000 đồng, Người nam châm 39.000 đồng thành 50.000 đồng.

nghebonaycongai.jpg
Hình nhòe, chữ mất nét.


Đây được xem là biến tướng mới trong các phương thức làm lậu sách hiện nay. Dân làm lậu sửa giá bìa cao hơn giá gốc, sau đó rao bán giảm giá để hấp dẫn người mua. Những đầu sách kể trên tuy kê giá cao nhưng thực tế giá bán ra vẫn thấp hơn sách thật vì đã giảm đến 40%.

Thái Hà Books cho biết những đầu sách bán chạy đang bị luộc ngoài thị trường chợ đen đều là những tựa được đơn vị này mua bản quyền bài bản, chọn lọc, biên tập kỹ về nội dung. Trước đó, Thái Hà Books cũng bị làm lậu các tựa như Sức mạnh của lời cảm ơn, Tôi là con gái của mẹ tôi...

nguoinamcham.jpg
Không có tem chống giả.


Ngoài Thái Hà Books, NXB Trẻ cũng đã là nạn nhân của biến tướng mới này khi cuốn Hừng đông nằm trong loạt sách ăn khách của nhà văn Stephenie Meyer được đặt tựa là Xé toạc bình minh và tung ra bán sớm, đắt hơn 60% so với sách có bản quyền.

Đã có nhiều hội thảo, hội nghị bàn về bản quyền, hàng loạt biện pháp phòng chống sách lậu được đưa ra, nhưng 6 năm sau ngày Việt Nam gia nhập công ước Berne (26/10/2004) và 4 năm sau Luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực, tình hình vi phạm bản quyền vẫn không hề giảm và mà ngày càng biến tướng "quái dị" hơn.

Tác giả: V.T

Nguồn tin: VietNamNet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây