Tiểu sử: Inrasara

Thứ ba - 04/08/2009 01:35 3.739 0

Tiểu sử: Inrasara

Họ và tên: Phú Trạm, bút danh: Inrasara.
1957 - sinh tại làng Chăm Chakleng – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
1969 - học sinh Trường Trung học Pô-Klong – Ninh Thuận.
1977 - sinh viên Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh.
1978 - bỏ học, đi, đọc và làm thơ.
1982 - nghiên cứu ở Ban biên soạn sách chữ Chăm – Ninh Thuận.
1986 - thôi việc, làm nông dân, đi, nghiên cứu và làm thơ.
1992 - nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh.
1998 - tự do. Hiện sống tại Tp.Hồ Chí Minh.
Công việc đang làm: Nghiên cứu văn hóa Chăm; làm thơ, viết văn, dịch & viết tiểu luận – phê bình văn học.

Hội viên
– Hội Nhà văn Việt Nam
– Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
– Hội Văn học – nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam.

Tác phẩm:
Về văn chương.
 Tháp nắng - thơ và trường ca, NXB Thanh niên, H., 1996.
 Sinh nhật cây xương rồng - thơ song ngữ Việt -¬ Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1997.
 Hành hương em - thơ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh., 1999.
 Lễ tẩy trần tháng Tư - thơ và trường ca, NXB Hội Nhà văn, H., 2002.
 Inrasara – Thơ cho tuổi thơ, NXB Kim Đồng, H., 2003.
 The Purification Festival in April, thơ song ngữ Anh - Việt, NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2005.
 Chân dung cát - tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, H., 2006.
 Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, NXB Hội Nhà văn, H., 2006.
 Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, tiểu luận-phê bình, NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
 Song thoại với cái mới, tiểu luận, NXB Hội Nhà văn, H., 2008.

Về nghiên cứu văn hóa Chăm.
 Văn học Chăm - Khái luận, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994.
 Văn học dân gian Chăm – Ca dao, Tục ngữ, câu đố.
+ In lần thứ nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995.
+ In lần thứ hai: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2006.
 Văn học Chăm - Trường ca, sưu tầm - nghiên cứu.
+ In lần nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995.
+ In lần thứ hai: NXB Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006.
 Từ điển Chăm - Việt (viết chung), NXB Khoa học Xã hội, H., 1995.
 Từ điển Việt - Chăm (viết chung), NXB Khoa học Xã hội, H., 1996.
 Văn hóa - xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, tiểu luận
+ In lần thứ nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1999.
+ In lần thứ hai: NXB Văn học, H., 2003.
+ In lần thứ ba: NXB Văn học, H., 2008.
 Tự học tiếng Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2003.
 Từ điển Việt - Chăm dùng trong nhà trường (viết chung), NXB Giáo dục, H., 2004.

Chủ biên: Tagalau, tuyển tập sáng tác - ¬sưu tầm - nghiên cứu Chăm (9 tập, 2000-08).

* Giải thưởng chính

– CHCPI – Sorbonne (Pháp), Văn học Chăm I (1995).
– Hội đồng Dân tộc – Quốc hội khóa IX, Văn học Chăm II (1996).
– Hội Nhà văn Việt Nam, Tháp nắng (1997), Lễ tẩy trần tháng Tư (2003).
– Hội Văn học – Nghệ thuật các DTTS Việt Nam, Sinh nhật cây xương rồng(1998), Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại (2003), Ca dao – tục ngữ – thành ngữ – câu đố Chăm (2006).
– Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, Lễ tẩy trần tháng Tư (2005).
– Giải thưởng sách Việt Nam, Từ điển Việt – Chăm (2006).
– Tặng thưởng Work of the Month, Tienve.org, tháng 9.2006.
– Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Trường ca Chăm (2006).

* Tác phẩm có trong Tuyển chính
 Tuyển tập văn học Dân tộc và Miền núi III, Nxb.Giáo dục, H., 1999.
 Thơ Việt thế kỷ XX, tuyển chọn và bình, Nxb.Thanh niên, H., 1999.
 Thơ Việt Nam 1975 – 2000, tập II, Nxb.Hội Nhà văn, 2000.
 26 nhà thơ Việt Nam đương đại, Nxb.Tân thư, Hoa Kì, 2002.
 Thơ hôm nay (với 13 nhà thơ VN đương đại), Nxb.Đồng Nai, 2003.
 Thơ Tp.Hồ Chí Minh 1975-2005, Nxb.Hội Nhà văn, 2005.
 Các nhà văn Miền Đông Nam bộ, Nxb.Hội Nhà văn, 2005.
 Wordbridge – The Magazine of Literature and Literature in Translation, Issue7, Autumn 2005, USA.
 Blank Verse, An Anthology of Vietnamese New Formalism Poetry, USA, 2006.
 Australia’s Web Archive (Thư khố Điện tử Pandora – Australia).
 Tuyển tập Tiền vệ 1, Australia, 2007.
 Thơ Việt Nam, Tìm tòi và cách tân 1975-2007, NXB Hội Nhà văn và Cty Văn hóa trí tuệ Việt, 2007.

* Ngoài ra còn có hơn 300 bài tiểu luận, thơ, truyện ngắn, bút kí… đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước như: Nhà văn, Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Văn nghệ Dân tộc (của Hội Nhà văn VN), Văn Tp.HCM; Tạp chí Thơ, Tapchitho.org (Mỹ); Tienve.org (Úc), Talawas.org (Đức), Amvc.free.fr. (Pháp), Vnexpress.net,… và nhiều báo phổ thông khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây