Inrasara

Inrasara

Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần

Thơ vẫn sống và vẫn... ế

 03:50 27/04/2012

Ngay từ những năm sau Thế chiến thứ hai, thi ca là thể loại văn chương luôn bị đặt trong tình trạng dự báo “tuyệt chủng”. Thế mà hơn nửa thế kỷ qua, dù có bao gập ghềnh thơ cứ sống...
Sân thơ trẻ tại Văn Miếu

Nhận định các trào lưu thơ Việt đương đại

 11:51 09/01/2011

1. Nhập nhằng hạn từ Thơ Trẻ

Như cụm từ “thơ hiện đại”, “thơ trẻ” là hạn từ có thể được sử dụng cho một nền thơ, ở bất cứ giai đoạn nào, trong bất kì đất nước nào. Việt Nam không là ngoại lệ. Từ thập niên 60, 70 và vân vân… Nhưng có lẽ Thơ Trẻ được dùng với tần số cao là khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX. Từ đó, nó xuất hiện ngày càng đậm đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trong giới khoa bảng. Đậm đặc và lạ. Lạ ở người dùng nó không cần đến thao tác phận định thời điểm xuất hiện/ độ tuổi của nhà thơ. Có, nhưng rất thi thoảng và nhất là không rõ ràng. Nên đã từng xảy ra hiện tượng không ít nhà Thơ Trẻ trẻ từ đầu thập niên 90 của thế kỉ trước đến cuối thập niên thứ nhất của thế kỉ sau mà vẫn còn… trẻ!(1)
Tác giả bài viết

Nhập cuộc về hướng mở

 05:49 10/10/2010

1. Đất nước thống nhất. Cách mạng phương thức sản xuất. Chia ruộng đất cho nông dân. Hợp tác hóa nông nghiệp, người cày chịu thương chịu khó nhưng vốn nếp sống tùy tiện tập làm quen thái độ ra đồng theo tiếng kiểng đội sản xuất, ăn chia theo công điểm. Khoán sản phẩm, ba khoán, rồi khoán trắng, để cuối cùng là giải thể hợp tác xã chuyển qua kinh tế thị trường - kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Mười năm bay vèo như giấc mộng. Người nông dân dân tộc thiểu số bị quay như chong chóng, không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình, với cuộc đời vốn bình lặng của mình. Đến khi hiểu ra thì họ thấy mình đang ở ngay tâm điểm của một xã hội đảo lộn, trật tự truyền thống đảo lộn. Họ càng không hiểu gì cả.
Nhà thơ Inrasara - Ảnh: phapluattp.vn

Hòa giải và hóa giải ba loại nhà thơ hôm nay

 00:11 21/07/2010

1. Lạm phát thơ, ra ngõ gặp nhà thơ, người người làm thơ nhà nhà làm thơ, thơ nhiều nhưng nhà thơ không có bao nhiêu… Đã thấy khắp nơi mọi người kêu như thế, từ hơn chục năm qua(1). Kêu, và bắt chước nhau kêu. Kêu, như thể một phát âm rỗng, vô nghĩa, hết cả sức nặng. Từ đó tạo thành thói quen kêu, nhàm và nhảm.
Tiểu sử: Inrasara

Tiểu sử: Inrasara

 01:35 04/08/2009

Họ và tên: Phú Trạm, bút danh: Inrasara.
1957 - sinh tại làng Chăm Chakleng – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
1969 - học sinh Trường Trung học Pô-Klong – Ninh Thuận.
1977 - sinh viên Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh.
1978 - bỏ học, đi, đọc và làm thơ.
1982 - nghiên cứu ở Ban biên soạn sách chữ Chăm – Ninh Thuận.
1986 - thôi việc, làm nông dân, đi, nghiên cứu và làm thơ.
1992 - nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh.
1998 - tự do. Hiện sống tại Tp.Hồ Chí Minh.
Công việc đang làm: Nghiên cứu văn hóa Chăm; làm thơ, viết văn, dịch & viết tiểu luận – phê bình văn học.
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây