Ám ảnh tình yêu

Thứ tư - 05/08/2009 23:29 3.378 0

Minh họa: Duy Hải

Minh họa: Duy Hải
Một buổi tối đẹp như tranh vẽ. Trong quán cà phê sân vườn ở ngoại ô thành phố, không gian đủ rộng cho những rặng tre, tán dừa xòa bóng. Tiếng nhạc du dương như ru. Ánh đèn màu vừa đủ tối để vầng trăng trung tuần còn đủ sáng, dát bạc lên mấy rặng tre, tàu dừa…

Ngồi bên người yêu, anh nghe hạnh phúc ngập tràn, lâng lâng. Vậy mà khi không nó nói:

- Anh, em sợ tình yêu của chúng ta rồi cũng sẽ đổ vỡ!

Anh trố mắt nhìn, nghĩ nó giỡn cho vui. Nên vòng tay anh siết nó chặt hơn. Anh nói khẽ vào tai nó: 

- Làm sao đổ vỡ cho được, đừng nói chuyện hổng hên, em! 

Nó đẩy tay anh ra, xoay người đối diện với anh: 

- Thà đừng hy vọng để sau này khỏi thất vọng. Em nghĩ rằng sớm muộn gì tình yêu của anh và em cũng sẽ… 

Nhìn vào ánh mắt của nó, anh biết nó không đùa. Anh thảng thốt: 

- Đổ vỡ hả? Tại sao? 

Nó quay đi cố tránh ánh mắt của anh: 

- Em cũng không biết nữa, đó là do em linh cảm vậy thôi! Có những mối tình đã được đơm hoa kết trái, cứ ngỡ sẽ bền chặt mãi mãi, nhưng rồi cũng đổ vỡ. Em và anh chưa có gì để ràng buộc mà! 

- Linh cảm gì lãng nhách vậy? Tình yêu của chúng ta chưa đủ để ràng buộc nhau sao? 

- Tình yêu mong manh lắm, anh! 

Thế là giận nhau. Một buổi tối đẹp như tranh bỗng trở nên lãng xẹt. Anh cho rằng giận nhau là tại nó, vì nó đa nghi. Tóm lại là tại nó không yêu anh chân thành. Nó thì cho rằng anh không hiểu nó, không biết chia sẻ, cảm thông. Nó đâu muốn nói vậy để anh buồn, nhưng không hiểu sao trong đầu nó lúc nào cũng đầy ứ những ý nghĩ ấy. 

*

Sáu tuổi, nó đã chứng kiến cảnh đổ vỡ của ông bà nội. Nó đã đọc được ở đâu đó câu nói: “Đôi khi niềm vui của người này lại là nỗi buồn của kẻ khác”. Trong cảnh đổ vỡ này, người chịu thiệt thòi nhất chính là bà nội. Sáu tuổi nó chưa nhận thức được đúng sai thế nào, nhưng nỗi đau mất mát tinh thần đã vượt quá giới hạn chịu đựng, khiến bà trở thành người tiều tụy, rồi ngã bệnh tưởng không qua khỏi. Cho nên nó hận ông quá chừng! 

Năm nó mười sáu tuổi, lại một lần nữa chứng kiến cảnh đổ vỡ. Sự đổ vỡ ngay trong mái ấm gia đình nó. Sự đổ vỡ của ba và mẹ, hai người mà nó yêu thương nhất. Nó nghe cay đắng, xót xa ngấm vào từng thớ thịt. 

Lúc nào nó cũng thần tượng ba và mẹ. Hồi còn đi học, có lần cô giáo ra đề môn tập làm văn: “Hãy viết về người em yêu thương nhất”. Trong bài văn điểm chín của nó có đoạn: “… Ba cho em nghị lực, còn mẹ cho em tình yêu. Nếu ba là khí trời cần cho sự thở của em thì mẹ là thức ăn để em duy trì sự sống…”. Về nhà, nó khoe bài văn với mẹ. Mẹ đọc chưa xong, nước mắt đã rơm rớm quanh mi. Nó khoe bài văn với ba. Ba đọc xong lẳng lặng đi ép nhựa bài văn rồi cất trong cặp đựng hồ sơ, giấy tờ của ba. 

Bạn bè trong lớp ai cũng nói gia đình nó hạnh phúc. Mà từ nhỏ đến khi mười sáu tuổi, nó cũng luôn tự hào về sự đầm ấm, hạnh phúc của gia đình mình. Chưa bao giờ nó nghe ba và mẹ lớn tiếng với nhau. Sáng, ba chở nó đến trường. Trưa, mẹ đón rước nó về. Mùa hè năm nào cả gia đình cũng đi tham quan. Thời gian trôi qua trong lao xao tiếng cười. Vậy mà đùng một cái, cha mẹ kéo nhau ra tòa xin ly dị. Khiến nó chùng chình như nửa đứng nửa ngã. Nằm xuống thì như có ai tóm cổ dựng đứng lên. Hễ đứng lên thì như có người nắm tóc vật ngã xuống. Bình thường, ba mẹ đi làm về trễ, bỏ nó ở nhà một mình, nó cũng khóc ngon lành. Còn cái bữa biết tin sáng hôm sau ba mẹ ra tòa, nó thức trắng đêm một mình trong phòng, rặn khóc mà vắt không ra nổi giọt nước mắt nào. Sau này cố nhớ lại cái đêm hôm đó, nó vẫn không thể nào nhớ rõ là mình đã ngồi trắng đêm hay nằm trắng đêm nữa. 

Duy nhất có một điều nó nhớ rất rõ. Đêm ấy, ba gọi nó đến. Mẹ khóc rũ rượi. Ba ngồi trên sa - lông, hai bàn tay đan vào nhau. Giọng mẹ nghẹn ngào: “Anh đừng hỏi nó làm gì cho mất công. Nó ở với tui!”. Ba ngần ngừ một hồi, rồi chợt nhìn thẳng vào mắt nó: “Ba mẹ ly dị, con thích ở với ai?”. Nó câm lặng. Như nó chưa bao giờ biết nói. Ở với ai bây giờ? Đang ở giữa lòng xuồng, tự nhiên bắt phải leo lên một trong hai chiếc be để ngồi. Leo lên chiếc be nào cũng sẽ lật nhào xuống sông, ngoi ngóp. Ba đứng lên, đi về phía nó. Và ba đặt tay lên vai nó, dịu dàng: “Ba mẹ ly dị, con thích ở với ai?”. Mẹ gào lên: “Ba mẹ ly dị đó, con thích ở với ai? Có phải con cũng muốn bỏ mẹ nữa không? Phải không?”. Nó bỏ chạy vào phòng, cài chặt chốt cửa lại, tim đập thình thịch như muốn vỡ tung lồng ngực. Rồi nó không biết mình đã nằm hay ngồi suốt đêm ấy. Sau này, cố nhớ lại nhưng không thể nào nhớ ra. 

Câu hỏi: “Ba mẹ ly dị, con thích ở với ai?” cứ lèn chặt trong lòng nó, nặng trĩu. Cho đến bây giờ vẫn chưa vơi đi được phần nào. Đang ngồi trong lớp học, nó nghe câu hỏi ấy văng vẳng bên tai. Đạp xe trên đường, trong tiếng ồn ào của xe cộ, nó vẫn nghe câu hỏi ấy rõ mồn một. Đi biển, nó nghe câu hỏi ấy len lỏi trong tiếng sóng ầm ào từ ngoài khơi vọng về. Có khi đang ngủ, nó giật mình tỉnh giấc vì câu hỏi ấy đã đánh thức nó. Có lần đi tham quan với lớp, khuya, nó lẻn ra biển một mình. Nó định ôm câu hỏi ấy vùi xuống lòng đại dương. Nhưng ý định không thành vì có người phát hiện nó xuống biển không mang phao, trong khi nó không biết bơi. 

Hôm ấy, nó đã không trả lời câu hỏi “Ba mẹ ly dị, con ở với ai”. Và chắc chắn nó sẽ nợ hai người câu trả lời, mãi mãi. 

Mười chín tuổi. Mẹ nó tiến thêm bước nữa với người đàn ông khác. Nó nghĩ rằng sẽ giữ được mẹ suốt đời bên cạnh, nhưng… Một lần nữa chòng chành, hụt hẫng như đang rơi tự do. Nó lặng lẽ nuốt nước mắt trôi nghẹn vào trong. Căn nhà trống vắng lại càng thênh thang, lạnh lẽo. Có khi nó mở hết đèn, ti vi, quạt rồi để suốt đêm, vậy mà sao vẫn không khỏa lấp được các khoảng trống trong ngôi nhà. 

*

Bây giờ thì nó không còn giận ông nữa, vì trái tim có ngôn ngữ riêng của mình... Như trái tim của nó, trong mỗi nhịp đập đều chứa chan hình bóng của anh. Nhìn vào đâu nó cũng thấy anh. Cả khi nhắm mắt lại, nó cũng thấy ánh mắt nồng ấm, nụ cười rạng rỡ của anh. Không biết có phải vì anh rất quan trọng trong cuộc đời, nên nó luôn ám ảnh mặt trái của hạnh phúc? Chính vì vậy, khi hai mươi tuổi, nó đã thông cảm cho sự phản bội của ông hơn. Và nó cũng chia sẻ nỗi đau với bà. Nó đã xin bà tha thứ về sự cảm thông của nó dành cho ông. Bà im lặng, ôm nó vào lòng. Và khóc. Nó cũng khóc. Giọng bà run run: 

- Con ơi, phận đàn bà… 

Nó cũng thường đến thăm ba và mẹ. Ba ở một nơi, mẹ ở một nẻo. Mỗi người đều có hạnh phúc riêng. Đi về hướng nhà ba thì thắt lòng nhớ lối đi về nhà mẹ. Còn đi trên con đường đến nhà mẹ lại đau đáu nỗi nhớ đường về nhà ba. Có khi định đến thăm mẹ, nhưng khi đứng trước cửa nhà mới giật mình vì đó là nhà của ba. Nó cứ mắc kẹt giữa hai con đường ấy. Còn con đường về nhà mình nó lại hay quên. Và cũng không muốn về nhà, vì nhìn vào đâu cũng chỉ toàn là kỷ niệm. Cái gạt tàn thuốc vẫn còn để nguyên trên bàn, nơi ba làm việc. Tấm hình chụp chung cả gia đình vẫn còn treo trong phòng của mẹ… 

Ấn tượng “sự linh cảm” của nó luôn làm cho anh hoài nghi về tình yêu của nó dành cho anh. Hôm nhận bằng tốt nghiệp đại học, anh nhìn sâu vào mắt nó, nghiêm giọng: 

- Em trả lời dứt khoát cho anh biết đi, em có yêu anh không? 

Bà không thể giữ chân ông được, ba cũng đã bước ra khỏi vòng tay yêu thương của mẹ… Nó không muốn trượt theo những vết xe lăn của bà và mẹ. Nó tự vấn lòng lần cuối: “Mình có giữ nổi anh không?”. Nó cũng nhìn thẳng vào mắt anh, cố giữ cho mình không biểu lộ chút cảm xúc nào: 

- Không! 

Một ngày không gặp anh. Một tuần không gặp anh. Một tháng không gặp anh. Một ngày nữa thì tròn hai tháng, nó nhận được thư anh. “... Em, khi em đọc được những dòng này thì anh đã đi xa rồi. Anh hy vọng vết thương lòng của anh về mối tình đơn phương sẽ dần phai nhòa ở một nơi mà hàng ngày anh không thể nhìn thấy em…”. 

Bức thư anh không cho biết mình đang ở đâu. Nó tìm bên ngoài phong thư chỉ thấy dấu bưu điện: Sydney, Australia, ngày... tháng... năm...

Sáu tuổi, nó đã chứng kiến cảnh đổ vỡ của ông bà nội. Nó đã đọc được ở đâu đó câu nói: “Đôi khi niềm vui của người này lại là nỗi buồn của kẻ khác”. Trong cảnh đổ vỡ này, người chịu thiệt thòi nhất chính là bà nội. Sáu tuổi nó chưa nhận thức được đúng sai thế nào, nhưng nỗi đau mất mát tinh thần đã vượt quá giới hạn chịu đựng, khiến bà trở thành người tiều tụy, rồi ngã bệnh tưởng không qua khỏi. Cho nên nó hận ông quá chừng!Năm nó mười sáu tuổi, lại một lần nữa chứng kiến cảnh đổ vỡ. Sự đổ vỡ ngay trong mái ấm gia đình nó. Sự đổ vỡ của ba và mẹ, hai người mà nó yêu thương nhất. Nó nghe cay đắng, xót xa ngấm vào từng thớ thịt.Lúc nào nó cũng thần tượng ba và mẹ. Hồi còn đi học, có lần cô giáo ra đề môn tập làm văn: “Hãy viết về người em yêu thương nhất”. Trong bài văn điểm chín của nó có đoạn: “… Ba cho em nghị lực, còn mẹ cho em tình yêu. Nếu ba là khí trời cần cho sự thở của em thì mẹ là thức ăn để em duy trì sự sống…”. Về nhà, nó khoe bài văn với mẹ. Mẹ đọc chưa xong, nước mắt đã rơm rớm quanh mi. Nó khoe bài văn với ba. Ba đọc xong lẳng lặng đi ép nhựa bài văn rồi cất trong cặp đựng hồ sơ, giấy tờ của ba.Bạn bè trong lớp ai cũng nói gia đình nó hạnh phúc. Mà từ nhỏ đến khi mười sáu tuổi, nó cũng luôn tự hào về sự đầm ấm, hạnh phúc của gia đình mình. Chưa bao giờ nó nghe ba và mẹ lớn tiếng với nhau. Sáng, ba chở nó đến trường. Trưa, mẹ đón rước nó về. Mùa hè năm nào cả gia đình cũng đi tham quan. Thời gian trôi qua trong lao xao tiếng cười. Vậy mà đùng một cái, cha mẹ kéo nhau ra tòa xin ly dị. Khiến nó chùng chình như nửa đứng nửa ngã. Nằm xuống thì như có ai tóm cổ dựng đứng lên. Hễ đứng lên thì như có người nắm tóc vật ngã xuống. Bình thường, ba mẹ đi làm về trễ, bỏ nó ở nhà một mình, nó cũng khóc ngon lành. Còn cái bữa biết tin sáng hôm sau ba mẹ ra tòa, nó thức trắng đêm một mình trong phòng, rặn khóc mà vắt không ra nổi giọt nước mắt nào. Sau này cố nhớ lại cái đêm hôm đó, nó vẫn không thể nào nhớ rõ là mình đã ngồi trắng đêm hay nằm trắng đêm nữa.Duy nhất có một điều nó nhớ rất rõ. Đêm ấy, ba gọi nó đến. Mẹ khóc rũ rượi. Ba ngồi trên sa - lông, hai bàn tay đan vào nhau. Giọng mẹ nghẹn ngào: “Anh đừng hỏi nó làm gì cho mất công. Nó ở với tui!”. Ba ngần ngừ một hồi, rồi chợt nhìn thẳng vào mắt nó: “Ba mẹ ly dị, con thích ở với ai?”. Nó câm lặng. Như nó chưa bao giờ biết nói. Ở với ai bây giờ? Đang ở giữa lòng xuồng, tự nhiên bắt phải leo lên một trong hai chiếc be để ngồi. Leo lên chiếc be nào cũng sẽ lật nhào xuống sông, ngoi ngóp. Ba đứng lên, đi về phía nó. Và ba đặt tay lên vai nó, dịu dàng: “Ba mẹ ly dị, con thích ở với ai?”. Mẹ gào lên: “Ba mẹ ly dị đó, con thích ở với ai? Có phải con cũng muốn bỏ mẹ nữa không? Phải không?”. Nó bỏ chạy vào phòng, cài chặt chốt cửa lại, tim đập thình thịch như muốn vỡ tung lồng ngực. Rồi nó không biết mình đã nằm hay ngồi suốt đêm ấy. Sau này, cố nhớ lại nhưng không thể nào nhớ ra.Câu hỏi: “Ba mẹ ly dị, con thích ở với ai?” cứ lèn chặt trong lòng nó, nặng trĩu. Cho đến bây giờ vẫn chưa vơi đi được phần nào. Đang ngồi trong lớp học, nó nghe câu hỏi ấy văng vẳng bên tai. Đạp xe trên đường, trong tiếng ồn ào của xe cộ, nó vẫn nghe câu hỏi ấy rõ mồn một. Đi biển, nó nghe câu hỏi ấy len lỏi trong tiếng sóng ầm ào từ ngoài khơi vọng về. Có khi đang ngủ, nó giật mình tỉnh giấc vì câu hỏi ấy đã đánh thức nó. Có lần đi tham quan với lớp, khuya, nó lẻn ra biển một mình. Nó định ôm câu hỏi ấy vùi xuống lòng đại dương. Nhưng ý định không thành vì có người phát hiện nó xuống biển không mang phao, trong khi nó không biết bơi.Hôm ấy, nó đã không trả lời câu hỏi “Ba mẹ ly dị, con ở với ai”. Và chắc chắn nó sẽ nợ hai người câu trả lời, mãi mãi.Mười chín tuổi. Mẹ nó tiến thêm bước nữa với người đàn ông khác. Nó nghĩ rằng sẽ giữ được mẹ suốt đời bên cạnh, nhưng… Một lần nữa chòng chành, hụt hẫng như đang rơi tự do. Nó lặng lẽ nuốt nước mắt trôi nghẹn vào trong. Căn nhà trống vắng lại càng thênh thang, lạnh lẽo. Có khi nó mở hết đèn, ti vi, quạt rồi để suốt đêm, vậy mà sao vẫn không khỏa lấp được các khoảng trống trong ngôi nhà.Bây giờ thì nó không còn giận ông nữa, vì trái tim có ngôn ngữ riêng của mình... Như trái tim của nó, trong mỗi nhịp đập đều chứa chan hình bóng của anh. Nhìn vào đâu nó cũng thấy anh. Cả khi nhắm mắt lại, nó cũng thấy ánh mắt nồng ấm, nụ cười rạng rỡ của anh. Không biết có phải vì anh rất quan trọng trong cuộc đời, nên nó luôn ám ảnh mặt trái của hạnh phúc? Chính vì vậy, khi hai mươi tuổi, nó đã thông cảm cho sự phản bội của ông hơn. Và nó cũng chia sẻ nỗi đau với bà. Nó đã xin bà tha thứ về sự cảm thông của nó dành cho ông. Bà im lặng, ôm nó vào lòng. Và khóc. Nó cũng khóc. Giọng bà run run:- Con ơi, phận đàn bà…Nó cũng thường đến thăm ba và mẹ. Ba ở một nơi, mẹ ở một nẻo. Mỗi người đều có hạnh phúc riêng. Đi về hướng nhà ba thì thắt lòng nhớ lối đi về nhà mẹ. Còn đi trên con đường đến nhà mẹ lại đau đáu nỗi nhớ đường về nhà ba. Có khi định đến thăm mẹ, nhưng khi đứng trước cửa nhà mới giật mình vì đó là nhà của ba. Nó cứ mắc kẹt giữa hai con đường ấy. Còn con đường về nhà mình nó lại hay quên. Và cũng không muốn về nhà, vì nhìn vào đâu cũng chỉ toàn là kỷ niệm. Cái gạt tàn thuốc vẫn còn để nguyên trên bàn, nơi ba làm việc. Tấm hình chụp chung cả gia đình vẫn còn treo trong phòng của mẹ…Ấn tượng “sự linh cảm” của nó luôn làm cho anh hoài nghi về tình yêu của nó dành cho anh. Hôm nhận bằng tốt nghiệp đại học, anh nhìn sâu vào mắt nó, nghiêm giọng:- Em trả lời dứt khoát cho anh biết đi, em có yêu anh không?Bà không thể giữ chân ông được, ba cũng đã bước ra khỏi vòng tay yêu thương của mẹ… Nó không muốn trượt theo những vết xe lăn của bà và mẹ. Nó tự vấn lòng lần cuối: “Mình có giữ nổi anh không?”. Nó cũng nhìn thẳng vào mắt anh, cố giữ cho mình không biểu lộ chút cảm xúc nào:- Không!Một ngày không gặp anh. Một tuần không gặp anh. Một tháng không gặp anh. Một ngày nữa thì tròn hai tháng, nó nhận được thư anh.Bức thư anh không cho biết mình đang ở đâu. Nó tìm bên ngoài phong thư chỉ thấy dấu bưu điện: Sydney, Australia, ngày... tháng... năm...

 

Sáu tuổi, nó đã chứng kiến cảnh đổ vỡ của ông bà nội. Nó đã đọc được ở đâu đó câu nói: “Đôi khi niềm vui của người này lại là nỗi buồn của kẻ khác”. Trong cảnh đổ vỡ này, người chịu thiệt thòi nhất chính là bà nội. Sáu tuổi nó chưa nhận thức được đúng sai thế nào, nhưng nỗi đau mất mát tinh thần đã vượt quá giới hạn chịu đựng, khiến bà trở thành người tiều tụy, rồi ngã bệnh tưởng không qua khỏi. Cho nên nó hận ông quá chừng!Năm nó mười sáu tuổi, lại một lần nữa chứng kiến cảnh đổ vỡ. Sự đổ vỡ ngay trong mái ấm gia đình nó. Sự đổ vỡ của ba và mẹ, hai người mà nó yêu thương nhất. Nó nghe cay đắng, xót xa ngấm vào từng thớ thịt.Lúc nào nó cũng thần tượng ba và mẹ. Hồi còn đi học, có lần cô giáo ra đề môn tập làm văn: “Hãy viết về người em yêu thương nhất”. Trong bài văn điểm chín của nó có đoạn: “… Ba cho em nghị lực, còn mẹ cho em tình yêu. Nếu ba là khí trời cần cho sự thở của em thì mẹ là thức ăn để em duy trì sự sống…”. Về nhà, nó khoe bài văn với mẹ. Mẹ đọc chưa xong, nước mắt đã rơm rớm quanh mi. Nó khoe bài văn với ba. Ba đọc xong lẳng lặng đi ép nhựa bài văn rồi cất trong cặp đựng hồ sơ, giấy tờ của ba.Bạn bè trong lớp ai cũng nói gia đình nó hạnh phúc. Mà từ nhỏ đến khi mười sáu tuổi, nó cũng luôn tự hào về sự đầm ấm, hạnh phúc của gia đình mình. Chưa bao giờ nó nghe ba và mẹ lớn tiếng với nhau. Sáng, ba chở nó đến trường. Trưa, mẹ đón rước nó về. Mùa hè năm nào cả gia đình cũng đi tham quan. Thời gian trôi qua trong lao xao tiếng cười. Vậy mà đùng một cái, cha mẹ kéo nhau ra tòa xin ly dị. Khiến nó chùng chình như nửa đứng nửa ngã. Nằm xuống thì như có ai tóm cổ dựng đứng lên. Hễ đứng lên thì như có người nắm tóc vật ngã xuống. Bình thường, ba mẹ đi làm về trễ, bỏ nó ở nhà một mình, nó cũng khóc ngon lành. Còn cái bữa biết tin sáng hôm sau ba mẹ ra tòa, nó thức trắng đêm một mình trong phòng, rặn khóc mà vắt không ra nổi giọt nước mắt nào. Sau này cố nhớ lại cái đêm hôm đó, nó vẫn không thể nào nhớ rõ là mình đã ngồi trắng đêm hay nằm trắng đêm nữa.Duy nhất có một điều nó nhớ rất rõ. Đêm ấy, ba gọi nó đến. Mẹ khóc rũ rượi. Ba ngồi trên sa - lông, hai bàn tay đan vào nhau. Giọng mẹ nghẹn ngào: “Anh đừng hỏi nó làm gì cho mất công. Nó ở với tui!”. Ba ngần ngừ một hồi, rồi chợt nhìn thẳng vào mắt nó: “Ba mẹ ly dị, con thích ở với ai?”. Nó câm lặng. Như nó chưa bao giờ biết nói. Ở với ai bây giờ? Đang ở giữa lòng xuồng, tự nhiên bắt phải leo lên một trong hai chiếc be để ngồi. Leo lên chiếc be nào cũng sẽ lật nhào xuống sông, ngoi ngóp. Ba đứng lên, đi về phía nó. Và ba đặt tay lên vai nó, dịu dàng: “Ba mẹ ly dị, con thích ở với ai?”. Mẹ gào lên: “Ba mẹ ly dị đó, con thích ở với ai? Có phải con cũng muốn bỏ mẹ nữa không? Phải không?”. Nó bỏ chạy vào phòng, cài chặt chốt cửa lại, tim đập thình thịch như muốn vỡ tung lồng ngực. Rồi nó không biết mình đã nằm hay ngồi suốt đêm ấy. Sau này, cố nhớ lại nhưng không thể nào nhớ ra.Câu hỏi: “Ba mẹ ly dị, con thích ở với ai?” cứ lèn chặt trong lòng nó, nặng trĩu. Cho đến bây giờ vẫn chưa vơi đi được phần nào. Đang ngồi trong lớp học, nó nghe câu hỏi ấy văng vẳng bên tai. Đạp xe trên đường, trong tiếng ồn ào của xe cộ, nó vẫn nghe câu hỏi ấy rõ mồn một. Đi biển, nó nghe câu hỏi ấy len lỏi trong tiếng sóng ầm ào từ ngoài khơi vọng về. Có khi đang ngủ, nó giật mình tỉnh giấc vì câu hỏi ấy đã đánh thức nó. Có lần đi tham quan với lớp, khuya, nó lẻn ra biển một mình. Nó định ôm câu hỏi ấy vùi xuống lòng đại dương. Nhưng ý định không thành vì có người phát hiện nó xuống biển không mang phao, trong khi nó không biết bơi.Hôm ấy, nó đã không trả lời câu hỏi “Ba mẹ ly dị, con ở với ai”. Và chắc chắn nó sẽ nợ hai người câu trả lời, mãi mãi.Mười chín tuổi. Mẹ nó tiến thêm bước nữa với người đàn ông khác. Nó nghĩ rằng sẽ giữ được mẹ suốt đời bên cạnh, nhưng… Một lần nữa chòng chành, hụt hẫng như đang rơi tự do. Nó lặng lẽ nuốt nước mắt trôi nghẹn vào trong. Căn nhà trống vắng lại càng thênh thang, lạnh lẽo. Có khi nó mở hết đèn, ti vi, quạt rồi để suốt đêm, vậy mà sao vẫn không khỏa lấp được các khoảng trống trong ngôi nhà.Bây giờ thì nó không còn giận ông nữa, vì trái tim có ngôn ngữ riêng của mình... Như trái tim của nó, trong mỗi nhịp đập đều chứa chan hình bóng của anh. Nhìn vào đâu nó cũng thấy anh. Cả khi nhắm mắt lại, nó cũng thấy ánh mắt nồng ấm, nụ cười rạng rỡ của anh. Không biết có phải vì anh rất quan trọng trong cuộc đời, nên nó luôn ám ảnh mặt trái của hạnh phúc? Chính vì vậy, khi hai mươi tuổi, nó đã thông cảm cho sự phản bội của ông hơn. Và nó cũng chia sẻ nỗi đau với bà. Nó đã xin bà tha thứ về sự cảm thông của nó dành cho ông. Bà im lặng, ôm nó vào lòng. Và khóc. Nó cũng khóc. Giọng bà run run:- Con ơi, phận đàn bà…Nó cũng thường đến thăm ba và mẹ. Ba ở một nơi, mẹ ở một nẻo. Mỗi người đều có hạnh phúc riêng. Đi về hướng nhà ba thì thắt lòng nhớ lối đi về nhà mẹ. Còn đi trên con đường đến nhà mẹ lại đau đáu nỗi nhớ đường về nhà ba. Có khi định đến thăm mẹ, nhưng khi đứng trước cửa nhà mới giật mình vì đó là nhà của ba. Nó cứ mắc kẹt giữa hai con đường ấy. Còn con đường về nhà mình nó lại hay quên. Và cũng không muốn về nhà, vì nhìn vào đâu cũng chỉ toàn là kỷ niệm. Cái gạt tàn thuốc vẫn còn để nguyên trên bàn, nơi ba làm việc. Tấm hình chụp chung cả gia đình vẫn còn treo trong phòng của mẹ…Ấn tượng “sự linh cảm” của nó luôn làm cho anh hoài nghi về tình yêu của nó dành cho anh. Hôm nhận bằng tốt nghiệp đại học, anh nhìn sâu vào mắt nó, nghiêm giọng:- Em trả lời dứt khoát cho anh biết đi, em có yêu anh không?Bà không thể giữ chân ông được, ba cũng đã bước ra khỏi vòng tay yêu thương của mẹ… Nó không muốn trượt theo những vết xe lăn của bà và mẹ. Nó tự vấn lòng lần cuối: “Mình có giữ nổi anh không?”. Nó cũng nhìn thẳng vào mắt anh, cố giữ cho mình không biểu lộ chút cảm xúc nào:- Không!Một ngày không gặp anh. Một tuần không gặp anh. Một tháng không gặp anh. Một ngày nữa thì tròn hai tháng, nó nhận được thư anh.Bức thư anh không cho biết mình đang ở đâu. Nó tìm bên ngoài phong thư chỉ thấy dấu bưu điện: Sydney, Australia, ngày... tháng... năm...

Tác giả: Nguyễn Trọng Tấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Cùng một tác giả

Xem tiếp 

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây