Ảnh thiên văn ấn tượng trong tuần

Thứ sáu - 08/03/2013 22:23 817 0
Cảnh buổi sáng mùa đông nước Nga, tinh vân IC 1805 là hai trong những hình ảnh thiên văn ấn tượng trong tuần do Cơ quan Vũ trụ và Hàng không Mỹ (NASA) bình chọn.

Bức ảnh toàn cảnh này cho thấy khung cảnh sáng mùa đông ở nước Nga, với sương mù còn chưa tan hết trên mặt sông Miass. 18 phút sau khi thiên thạch rơi xuống Chelyabinsk làm hơn 1000 người bị thương, một dải mây dài vẫn còn lại trên bầu trời.

Bức ảnh toàn cảnh cho thấy khung cảnh sáng mùa đông ở nước Nga, với sương mù chưa tan hết trên mặt sông Miass. 18 phút sau khi thiên thạch rơi xuống Chelyabinsk khiến 1.000 người bị thương, một dải mây dài vẫn còn lại trên bầu trời.

Kỳ quan Grand Canyon ở miền Tây Nam nước Mỹ hiện lên kỳ ảo dưới ánh trăng. Các nghiên cứu vừa qua cho biết khu vực này bị xói mòn từ 70 triệu năm trước, để lại các tầng đá trầm tích như cuốn sử địa chất của từ 200 triệu tới 2 tỷ năm trước. Bức ảnh phơi sáng cho thấy các ngôi sao đang chuyển động quanh sao Bắc Cực do Trái Đất tự quay.

Kỳ quan Grand Canyon ở miền tây nam nước Mỹ hiện lên kỳ ảo dưới ánh trăng. Các nghiên cứu vừa qua cho biết khu vực này bị xói mòn từ 70 triệu năm trước, nó để lại các tầng đá trầm tích như cuốn sử địa chất của từ 200 triệu tới 2 tỷ năm trước. Bức ảnh phơi sáng cho thấy các ngôi sao đang chuyển động quanh sao Bắc Cực do trái đất tự quay.

Tinh vân IC 1805 là một đám hỗn độn của khí liên sao phát sáng với đám mây bụi màu tối. Với hình dạng đặc biệt, nó còn có tên gọi khác là Tinh vân Trái Tim, cách chúng ta 7500 năm ánh sáng.

Tinh vân IC 1805 là một đám hỗn độn của khí liên sao phát sáng với đám mây bụi màu tối. Với hình dạng đặc biệt, nó còn có tên gọi khác là tinh vân Trái Tim cách chúng ta 7.500 năm ánh sáng.

Hai sao chổi hiện đang thu hút được sự chú ý của nhiều nhà thiên văn trên thế giới đang cùng xuất hiện trong bức ảnh trên, hướng đuôi của chúng ngược với hướng Mặt Trời vừa lặn lúc hoàng hôn. Cả hai sao chổi hiện đang tăng dần độ sáng và có thể thấy bằng mắt thường trong điều kiện lý tưởng.

Hai sao chổi đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà thiên văn trên thế giới cùng xuất hiện trong bức ảnh trên, hướng đuôi của chúng ngược với hướng mặt trời vừa lặn lúc hoàng hôn. Cả hai sao chổi đang tăng dần độ sáng và có thể thấy bằng mắt thường trong điều kiện lý tưởng.

Tardigrade là loài động vật có thể sống hàng thập kỷ mà không cần nước uống, chịu được áp suất tận đáy đại dương, nhiệt độ gần 0 độ tuyệt đối hay phơi trực tiếp dưới bức xạ nguy hiểm, đã được thử nghiệm ngoài vũ trụ năm 2011. Khả năng sống sót kỳ diệu của chúng có được là do chúng có thể tự sửa chữa AND và giảm lượng nước dự trữ. Trong ảnh là một con tardigrade dài 1mm đang bò trên rêu.

Tardigrade là loài động vật có thể sống hàng thập kỷ mà không cần nước uống, chịu được áp suất tận đáy đại dương, nhiệt độ gần 0 độ tuyệt đối hay phơi trực tiếp dưới bức xạ nguy hiểm. Nó được thử nghiệm ngoài vũ trụ cách đây hai năm. Khả năng sống sót kỳ diệu của chúng là do chúng có thể tự sửa chữa AND và giảm lượng nước dự trữ. Trong ảnh, con tardigrade dài 1 mm đang bò trên rêu.

Tinh vân này có tên là Chiếc mũ của thần Thor – một vị thần Bắc Âu có chiếc mũ có đôi cánh hai bên. Đây thực tế là một đám mây phân tử bị thổi bung ra từ ngôi sao khổng lồ phát sáng ở trung tâm, tên là Wolf-Rayet, đang ở thời kỳ cuối chuẩn bị phát nổ thành một sao siêu mới.

Tinh vân này có tên là Chiếc mũ của thần Thor - một vị thần Bắc Âu có chiếc mũ đôi cánh hai bên. Đây thực tế là đám mây phân tử bị thổi bung ra từ ngôi sao khổng lồ phát sáng ở trung tâm, tên là Wolf-Rayet, đang ở thời kỳ cuối chuẩn bị phát nổ thành một sao siêu mới.

heo Thuyết tương đối rộng của Einstein, các cụm thiên hà có khối lượng lớn, chủ yếu là từ vật chất tối, sẽ bẻ cong ánh sáng và tạo ra hình ảnh méo mó, được phóng đại của các thiên hà ở xa hơn nằm phía sau nó. Vùng 1 và 2 được khoanh trong ảnh là hai hình ảnh khác nhau của cùng một thiên hà

Theo Thuyết tương đối rộng của Einstein, các cụm thiên hà có khối lượng lớn, chủ yếu là từ vật chất tối sẽ bẻ cong ánh sáng và tạo ra hình ảnh méo mó, chúng được phóng đại từ các thiên hà ở xa hơn nằm phía sau nó. Vùng 1 và 2 khoanh trong ảnh là hai hình ảnh khác nhau của cùng thiên hà.

Vũ Lộc (theo NASA)

Nguồn tin: VN Express

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây