Nguyễn Kim

Nguyễn Kim

Minh họa: Duy Hải

Tình hờ

 05:17 17/12/2012

Chiến mò mẫm sửa chữa chiếc Min-xcơ bùn đất đỏ quạch, ra sức đạp máy mấy chục lần toát mồ hôi chiếc xe vẫn ỳ ra như trêu gan. Anh bực mình lau đôi tay đầy dầu mỡ, bỏ vào quán bà Tám ngồi nghỉ. Đang xắt chuối cây cho vịt ăn, bà Tám quay sang hỏi:

- Từ sáng giờ mày chở khách khá không?
Bánh tét Nam bộ

Bánh tét

 10:55 27/11/2010

Trong những ngày Tết Nguyên đán, lễ hội cổ truyền, giỗ chạp... ở miền Bắc thường có bánh dày, bánh chưng thì ở miền Nam cũng có loại bánh đặc trưng trước dùng cúng kiến ông bà, sau đem biếu tặng mà ai cũng biết: đó là bánh tét.
Bánh lá

Hương vị bánh quê

 10:49 26/11/2010

Ngày còn bé ở quê, hàng quán bán quà bánh không nhiều nên mỗi khi nghe má hay bà ngoại gợi ý làm bánh thì bọn trẻ chúng tôi rất mừng. Bánh làm ở nhà vừa ít tốn kém mà tha hồ ăn bao nhiêu cũng được, hỏi làm sao không thích?
Cá lóc - Rau đắng đất

Cá lóc - Rau đắng đất

 10:41 23/11/2010

Ra giêng, tiết trời còn se lạnh, một "anh Hai" của miền Tây Nam bộ thong thả dạo trên ruộng đồng. Bất chợt anh nhón chân, khẽ kêu "À... rau đắng đất... lâu gặp mày dữ hông!". Từng chỗ, từng chỗ lan tỏa màu lá xanh non tơ, mượt mà bên gốc rạ. Tự nhiên mà sinh sôi nẩy nở giữa đồng khô, thử bứng lên về nhà trồng thì đỏng đảnh lụi tàn, đời rau đắng đất ưa thiên nhiên phóng khoáng là vậy.
Cua đồng - Mộc mạc hương quê

Cua đồng - Mộc mạc hương quê

 09:38 21/11/2010

Trên ruộng đồng Nam bộ, khi ruộng lúa bắt đầu lên xanh mơn mởn hoặc sau những trận mưa lớn thì cua đồng xuất hiện nhiều. Qua hình dạng, màu sắc, cua đồng có các tên: cua đá, cua sẫm, cua hương..., trong đó giống cua hương là to nhất. Chúng sinh sản quanh năm, cua con nở rộ vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch. Cua đồng làm hang ở các bờ ruộng, rảnh cày... tạo nên những lỗ mội làm thoát nước, thêm chuyện chúng hay cắn lúa non gây thiệt hại cho nông dân. Cua cái nhỏ hơn cua đực, nhưng số lượng nhiều hơn. Mỗi sáng ra ruộng chịu khó rảo vòng bờ vùng, bờ thửa có thể bắt được lưng giỏ cua đồng để bổ sung chất đạm cho bữa ăn gia đình.
Lươn Đồng Tháp

Lươn Đồng Tháp

 09:35 20/11/2010

Đồng Tháp được biết đến như vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long , ngoài ra còn nổi tiếng với các đặc sản như xoài Cao Lãnh, quýt Mỹ Trà, nem Lai Vung, bánh phồng tôm Sa Giang...Tôi vài lần có dịp tới vùng đất miền Tây Nam Bộ phong phú sản vật này, để rồi những đêm bên chiếu rượu dưới gốc xoài, bờ ruộng...được các bác nông dân kể cho nghe đủ thứ chuyện chim trời cá nước, đặc biệt là những cách bắt lươn...
Chuột đồng miền Tây Nam bộ

Chuột đồng miền Tây Nam bộ

 09:14 19/11/2010

Vào những tháng đầu mùa mưa, khi ruộng lúa phát triển tươi tốt xanh non cũng là lúc người nông dân phải lo đối phó với nạn chuột cắn phá gây thiệt hại không ít. Thời điểm này, chuột đồng - còn gọi là chuột cơm lông vàng - tập trung bầy đàn sục sạo tìm thức ăn, chủ yếu là cây lúa non, đậu, bắp...rồi giao phối, sinh sản ra "con đàn cháu đống". Chúng sinh sản nhanh, lại khôn lanh nên nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long phải tìm mọi cách đối phó, luôn sáng tạo những cách bắt, giết chuột sao cho đạt hiệu quả cao. Các biện pháp đa dạng như: rập lồng, chỉa đâm, đào hang hun khói, đánh bã, đặt rọ, dặm cù, đuổi lưới, soi đèn bình.v.v... đều được sử dụng tùy theo địa hình.
Cá chạch - Quanh năm vẫn món ngon

Cá chạch - Quanh năm vẫn món ngon

 09:10 18/11/2010

Vào dịp gần Tết Nguyên đán, những nhà ở quê có ao đìa thường tổ chức bơm, tát bắt cá, rộng lại để đãi khách và có đủ dùng trong những ngày xuân. Nước cạn, ngoài việc chính là thu hoạch các loại cá lóc, trê, rô, sặt..., người ta còn nhân dịp này móc bùn bồi đắp gốc cây và bắt thêm cá chạch là loại cá ngon, khá hiếm.
Mùa cá linh - nhớ bông so đũa

Mùa cá linh - nhớ bông so đũa

 09:03 17/11/2010

Vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm, theo quy luật vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá linh non đầu mùa sẽ xuất hiện, từ thượng nguồn trôi theo dòng nước để lớn dần. Rồi mùa lũ từ nguồn nước Biển Hồ (Campuchia) đổ về Hồng Ngự (An Giang) để ra các nhánh kinh, sông miền Tây, thường bắt đầu khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, đôi khi sớm hơn, thời điểm này cá linh đã "già". Chúng to cỡ ngón chân cái, vây và đuôi màu vàng nhạt, mập béo, nhiều thịt. Do hình dạng có khác nhau chút ít, cá linh được phân biệt bằng các tên như cá linh rìa, linh ống, linh cám... Lúc này, bà con ven bờ đã chuẩn bị vó, chày, vợt, lưới thả, lưới giăng để đánh bắt cá và sắp sẵn lu, khạp, muối hột để ủ cá linh tại chỗ.
Con ba khía

Ba Khía - Đặc sản rừng ngập mặn

 08:59 16/11/2010

Trong những đặc sản nổi tiếng ở vùng rừng ngập mặn, phải kể đến con ba khía. Ba khía trông gần giống cua đồng, đúng hơn là giống con nha với hai càng đỏ nâu, phần dưới của tám cái ngoe lấm tấm lông tơ mịn, mai màu nâu sẫm có ba vạch - có lẽ vì vậy nên thành tên "ba khía" chăng?. Ba khía thường quần tụ nơi gốc cây mắm, đước để ăn trái mắm rụng. Người địa phương có kinh nghiệm cho rằng ba khía gạch son, thịt chắc là do ăn trái mắm đen, còn ăn trái mắm trắng thì gạch màu tro không ngon bằng.
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây